Business Analyst (BA) là gì? Những điều cần biết để trở thành một BA chuyên nghiệp
2. Ví dụ cụ thể công việc của Business Analyst Để dễ hình dung hơn công việc của một BA, chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ sau nhé. Hãy tưởng tượng bạn đang có một mảnh đất và bạn muốn xây một ngôi nhà, trước tiên bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tìm đến sự tư vấn của kiến trúc sư phải không nào? Khi tư vấn cho bạn, kiến trúc sư thường đặt cho bạn những câu hỏi như ngân sách của bạn là bao nhiêu, bạn thích xây theo phong cách hiện đại hay tân cổ điển, bạn muốn có 2 hay 3 phòng ngủ hay bạn muốn xây gara rộng đến đâu, … Sau đó, kiến trúc sư sẽ đưa ra cho bạn bản thiết kế nhằm giúp bạn hình dung cụ thể hơn về ngôi nhà của bạn cũng như các chi phí mà bạn phải bỏ ra. Trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) cũng giống như trở thành một kiến trúc sư nhưng thay vì xây một ngôi nhà, họ sẽ đóng vai trò phát triển cập nhật hệ thống của doanh nghiệp. Nhân viên BA chịu trách nhiệm trao đổi với doanh nghiệp về hệ thống của họ nhằm hiểu rõ nhu cầu của họ. Business Analyst đưa ra các giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và quy trình của doanh nghiệp Sau khi tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp cho doanh nghiệp tổ chức đạt được trạng thái “tốt hơn”, họ sẽ phối hợp với team phát triển dự án như Developer, QC (quality control), PM (product manager) và các team khác để thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người làm BA sẽ luôn phải quản lý các công việc nhằm update liên tục theo yêu cầu của khách hàng. II. Business Analyst (BA) làm gì? Trong một doanh nghiệp, người làm BA thường thực hiện công việc với
3 chuyên môn chính: Management analyst – Chuyên viên tư vấn quản lý: khi đảm nhận vị trí này, họ sẽ là người đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức. Người làm BA có nhiệm vụ tham vấn cho các nhà quản lý nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua việc tăng mức doanh thu và giảm các chi phí liên quan. System analyst – Chuyên viên phân tích hệ thống: họ là người am hiểu về mặt kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm và phải có sự am hiểu sâu sắc về hệ thống. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là phân tích, đánh giá tình trạng hệ thống hiện tại và thiết kế một cấu trúc hệ thống mới tốt hơn dựa trên những gì đã có sẵn. Data analyst – Chuyên viên phân tích dữ liệu: họ sẽ là người tổng hợp các số liệu và kết quả, sau đó hệ thống hóa các dữ liệu này dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc đồ thị để báo cáo cho cấp trên. Tiếp đến, Data analyst dựa trên các dữ liệu để phân tích xu hướng và các khả năng có thể xảy ra. Vai trò của Business Analyst đối với doanh nghiệp III. Business Analyst cần có những kỹ năng gì? Các kỹ năng cần có của một Business Analyst chuyên nghiệp Để trở thành một BA giỏi, bạn sẽ cần sở hữu những kỹ năng dưới đây: Kỹ năng phân tích: sở hữu kỹ năng phân tích xuất sắc là yếu tố quan trọng để phân biệt một chuyên viên phân tích nghiệp vụ giỏi. Kỹ năng phân tích bao gồm phân tích data, các bên liên quan, dữ liệu đầu vào của người dùng hay các tài liệu,… Kỹ năng lãnh đạo: kỹ năng không thể thiếu với một BA để có thể quản lí các thành viên trong team, truyền đạt thông tin và giúp các thành viên giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả teamwork. Khả năng lên kế hoạch, bám sát quy trình kinh doanh: nhân viên BA cần phải thấu hiểu và thực hiện theo các quy trình kinh doanh, lên kế hoạch phạm vi dự án, xác định các nguồn lực cần thiết cho dự án. Hiểu biết về mặt kỹ thuật hệ thống: công việc của một Business Analyst đòi hỏi bạn phải thật sự am hiểu về các kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực IT như hệ điều hành, phần cứng, cơ sở dữ liệu hay các mạng kết nối, phương pháp SDLC… Xem thêm: 6 kỹ năng giúp bạn thành công dù làm bất cứ việc gì Chứng chỉ Ngoài các kỹ năng cần thiết, các chứng chỉ hành nghề cũng là yếu tố cần thiết đối với một BA chuyên nghiệp. Được công nhận bởi Viện quốc tế cung cấp chứng chỉ hành nghề BA (IIBA), chứng chỉ CBAP (Certified Business Analysis Professional) là chứng chỉ quốc tế dành cho BA chuyên nghiệp (từ 5 năm kinh nghiệm trở lên). Khi có được chứng chỉ danh giá này, bạn sẽ được công nhận đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm để làm việc trong ngành và có cơ hội tham gia vào các nhóm BA chuyên nghiệp của IIBA. Hình ảnh minh họa chứng chỉ CBAP dành cho Business Analyst chuyên nghiệp IV. Cơ hội việc làm và mức thu nhập của nghề Business Analyst 1. Hiện trạng nghề BA tại Việt Nam Trên thế giới nghề BA đã phát triển khá lâu và vẫn đang trên đà tăng trưởng nhanh, tuy nhiên tại Việt Nam đây vẫn là một ngành tương đối mới dù tiềm năng phát triển là rất lớn. Phần lớn các công ty tuyển dụng vị trí Business Analyst là các doanh nghiệp về công nghệ, tài chính hoặc lĩnh vực ngân hàng. Để giải thích cho hiện tượng này, chúng ta có thể thấy rằng lí do chính đó là các ngành nghề này chịu tác động lớn nhất bởi sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ
4.0 khiến các sản phẩm của họ phải luôn luôn thay đổi, cập nhật theo các xu hướng luôn thay đổi không ngừng. Vì vậy, nhu cầu chuyển tiếp thông tin giữa các bộ phận của doanh nghiệp với khách hàng là vô cùng lớn và nghề BA được ra đời như một lẽ tất yếu nhằm giải quyết nhu cầu này cũng như tăng thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Cũng vì vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân sự nghề BA đặc biệt nhân sự chất lượng cao luôn được săn đón và có mức chi trả rất cao. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm các công việc cũng như mức lương của vị trí Business Analyst đang được đăng tuyển tại JobsGO dưới đây nhé
Bài viết mới
-
Làm thế nào để cân bằng được tốc độ tuyển dụng và chất lượng ứng viên?
-
Những lưu ý quan trọng khi đưa ra phản hồi cho nhân viên
-
Bí quyết tuyển dụng nhân viên thời vụ nhanh chóng và hiệu quả
-
Tại sao nhà tuyển dụng không nên bỏ qua những ứng viên lớn tuổi?
-
Xử lý thế nào khi nhân viên có hiệu suất làm việc kém?
-
Những lý do khiến nhà tuyển dụng không tuyển được ứng viên
-
Những điều nhà tuyển dụng cần lưu ý khi sàng lọc CV
-
Top 6 câu hỏi hay để xác định ứng viên phù hợp với vị trí quản lý
-
6 kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng cần có ở ứng viên.
-
Những điều nhà tuyển dụng cần lưu ý khi sử dụng các trang Web để tìm ứng viên.